Nguyễn Vạn Phú
Chính sách kinh tế của Mỹ đã chuyển giai đoạn: từ chỗ chống khủng hoảng nay chuyển sang chống suy thoái và chuẩn bị cho việc phục hồi, kể cả giải quyết những vấn đề nan giải như thâm hụt mậu dịch và nợ nần.
Vấn đề lớn nhất của kinh tế Mỹ là sau một năm khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng nước này không chịu cho vay ra nữa, nhất là trong bối cảnh lãi suất liên tục giảm mạnh. Khi nền kinh tế không có tiền để hoạt động, sản xuất sẽ bị thu hẹp, số lượng công nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao. Mất việc hay đối diện với viễn cảnh thất nghiệp, người dân không chi tiêu nhiều như trước nữa và càng làm trầm trọng tình hình. Tất cả các số liệu về kinh tế Mỹ đều xoay quanh minh họa cho hiện tượng này.
Các gói kích cầu trị giá hàng trăm tỷ đô-la từ chính phủ Mỹ nhằm giải quyết hai vấn đề: ngăn ngừa khủng hoảng tài chính lan rộng bằng cách rót tiền vào các định chế tài chính (biện pháp mua lại khoảng 1.000 tỷ đô-la tài sản xấu từ các ngân hàng cũng nằm ở dạng này) và bơm tiền vào lưu thông để khởi động lại sản xuất hay tiêu dùng. Mặc dù những chính sách tài khóa như thế phải thông qua Quốc hội Mỹ đầy gian truân, chúng chỉ có tác dụng không làm các ngân hàng sụp đổ chứ các khoản tiền bơm vào lưu thông bị chính các ngân hàng giữ lại.
Vì thế, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải áp dụng biện pháp mạnh vào giữa tuần trước: mua lại trái phiếu chính phủ. Thông thường chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng tín dụng sẽ được triển khai bằng biện pháp cắt giảm lãi suất; sau đó Fed thông qua thị trường mở sẽ chủ động đẩy lãi suất thương mại xuống đến mức mong muốn. Nay khi lãi suất cơ bản quay về mức gần bằng 0%, Fed không còn có thể cắt giảm lãi suất được nữa nên phải dùng biện pháp phi chính thống. Theo tính toán của Goldman Sachs, để đạt mức tương đương cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm (biện pháp chính thống) thì Fed phải mua vào chừng 1 ngàn đến 1,6 ngàn tỷ đô-la (biện pháp phi chính thống).
Các nhà phân tích cho rằng mua lại trái phiếu chính phủ là một chính sách có những phản ứng phụ khá nguy hiểm. Trước hết, nó xóa nhòa ranh giới giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vì trong tương lai Fed phải bán ra các trái phiếu định mua để thu tiền về. Giả thử bây giờ Fed mua trái phiếu với lãi suất 2,5%. Vài năm nữa nếu lãi suất tăng lên 5 hay 6% thì giá các trái phiếu sẽ giảm mạnh. Bán ra nhưng thu về không đủ thì Fed phải bán tài sản khác và có khả năng phải lấy tài sản của bên Bộ Tài chính – tức là thò tay qua bên tài khóa. Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm ngoái, tính toán và giả định nếu Fed mua 1 tỷ đô-la trái phiếu 10 năm với lãi suất 2,5% và sau này phải bán chúng khi lợi suất đáo hạn lên trên 5% thì sẽ lỗ chừng 200 tỷ đô-la.
Trong ngắn hạn, người ta hiểu mua trái phiếu có nghĩa Fed phải nâng gấp đôi trị giá bảng cân đối tài sản của mình, có nghĩa phải tạo ra tiền với tốc độ chóng mặt. Chắc chắn trị giá đồng đô-la vì thế sẽ giảm sút, trong thực tế đã giảm đến 5% chỉ trong một ngày. Các phản ứng khác của thị trường như giá vàng tăng là tác động đương nhiên trong tình hình đó.
Tuy nhiên, về dài hạn, các chính sách hiện nay của Mỹ lại có tác dụng giải quyết sự mất cân đối của nền kinh tế nước này. Nhiều năm nay Mỹ vay tiền của cả thế giới về tiêu, cái hay là vay chính bằng đồng đô-la. (Ở nước khác như Thái Lan trong năm 1997, khủng hoảng nổ ra, các khoản nợ vay bằng ngoại tệ bỗng tăng vọt vì đồng baht mất giá). Nay nếu đồng đô-la mất giá thì Mỹ nhẹ bớt gánh nặng nợ nần, mất giá bao nhiều phần trăm, nợ giảm bấy nhiêu phần trăm. Nó cũng buộc nước Mỹ phải giảm bớt thâm hụt mậu dịch nếu không muốn rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Dĩ nhiên, ở đây có nguy cơ cả thế giới bán tống bán tháo các khoản nợ tính bằng đô-la thì nước Mỹ sẽ phá sản hay ít nhất các khoản trái phiếu chính phủ sẽ phát hành không ai chịu mua, trừ phi lãi suất thật cao. Chính vì thế, động thái mua lại trái phiếu của Fed trước mắt làm giá trái phiếu tăng trên thị trường, làm an tâm những người đầu tư vào trái phiếu và trấn an những chính phủ có dự trữ ngoại hối lớn ở dạng trái phiếu chính phủ Mỹ như Trung Quốc. Và trong thời gian tới Fed sẽ phải cân đối giữa hai lực kéo này: giảm giá đồng đô-la nhưng không đến mức tác động lên lạm phát.
Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2009/03/mui-ten-ban-nhieu-con-chim.html
ReplyDeleteeva flight
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
lịch bay của korean airlines
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich